Quan hệ đối ngoại của Việt Nam có những thành tựu nào?



Sau chiến tranh, Việt Nam trải qua tình trạng nghèo đói, cùng với việc Hoa Kỳ cấm vận giao thương. Vào năm 1986, Việt Nam tiến hành một số cải cách về kinh tế, gọi là Đổi mới, mở cửa cho nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với quốc tế. Chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ vào năm 1995, gia nhập khối ASEAN năm 1995.

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 180 quốc gia (gồm 43 nước châu Á, 47 nước châu Âu, 11 nước châu Đại Dương, 29 nước châu Mỹ, 50 nước châu Phi). thuộc tất cả các châu lục (Châu Á - Thái Bình Dương: 33, châu Âu: 46, Châu Mĩ: 28, châu Phi: 47, Trung Đông: 16), bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới.

Việt Nam đã thiết lập quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư với trên 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên Liên Hợp Quốc, ASEAN, ASEM, APEC, WTO, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, Phong trào không liên kết, UNESCO và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác. Ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU. Ngày 21 tháng 10 năm 2015, tại cuộc bỏ phiếu diễn ra ở phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Việt Nam chính thức bầu làm thành viên của Hội đồng Kinh tế - xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018.

Hai Hội




Xem thêm