Bắc Giang với những làng cười gia truyền trên cái nôi của quan họ cổ



Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các làng cười Bắc Giang tồn tại từ nhiều thế kỷ ở vùng Kinh Bắc cổ. Những câu chuyện cười được lấy từ sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động, sản xuất của người dân. Với sự khéo léo tài tình, người dân đã chuyển những đề tài rất đời thường, tưởng như chẳng có gì đáng nói thành những câu chuyện gây cười và chia sẻ với nhau cho vơi mệt mỏi, tạo thành cái "điêu ngoa" hấp dẫn.

Làng cười Phụng Pháp
"Nói gì mà ngang như... cua. Bực cả mình". Nhiều người đã phải vừa bực mình, vừa tức cười khi nói chuyện với người dân làng Cua, còn gọi là làng Phụng Pháp, xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làm người khác tức cành hông mà vẫn phải phì cười, đó là cái duyên của người Phụng Pháp.

Làng cười Dương Sơn
Làng Dương Sơn thuộc xã Liên Sơn, huyện Tân Yên, Bắc Giang hình thành từ bao giờ không ai nhớ rõ, và nghệ thuật nói khoác ở đây ra đời từ khi nào cũng không ai hay. Chỉ biết rằng, từ lâu trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao “Hòa Làng nói khoác có ca – Dương Sơn nói khoác bằng ba Hòa Làng”. Câu ca dao ấy để nhắc tới 2 làng cười có tiếng của mảnh đất Tân Yên, Bắc Giang là Hòa Làng xã Phúc Hòa và Dương Sơn xã Liên Sơn. Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng thì cách đây rất lâu ở Dương Sơn có vợ chồng cụ Nguyễn Văn Tam hay còn gọi là cụ Cả Tam người thôn Đỉnh làng Dương Sơn không có con nhưng cụ lại có tài nói khoác nhất làng, cụ thường gọi nhiều thanh niên, người trẻ đến nghe cụ nói khoác kể chuyện. Cụ nói vừa hay, vừa có duyên lại hài ước. Khâm phục tài của cụ người dân trong làng từ đó tới nay vẫn coi cụ Cả Tam chính là cụ Tổ của nói khoác làng Dương Sơn. Cũng từ đó tới nay 7 thôn trong làng từ già tới trẻ, nam nữ ai ai cũng biết nói khoác.

Làng cười Đông Loan
Làng Đông Loan nói tức nay nằm trong xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng đẹp với đất vàng thăn thớ giữa tre pheo bên bờ dòng sông Thương thương cả đôi bờ. Sông Thương thương mến Lãng Sơn tới mức sông quắp lấy làng, biến làng thành vùng phân lũ cho cả khu vực rộng lớn. Thế nên, năm nào Lãng Sơn cũng lụt, mấy chòm dân cư ven sông sợ lụt quá phải bỏ xứ đi biệt cả rồi. Địa thế ấy góp phần sinh ra cái tính ngang như cua của người Đông Loan. Chuyện nói tức Đông Loan thôi thì kim cổ dao duyên lộn tùng phèo. Cốt là tức. Riêng tập hợp các kiểu nói tức những người tò mò mới lò rò đến ngó xem Đông Loan nói tức thế nào

Làng cười Hòa Làng
Hoà Làng, một làng cười nổi tiếng, nơi đây con người mộc mạc, yêu đời luôn biết làm cho cuộc sống của mình trở nên tươi đẹp, dẫu vẫn bộn bề khó khăn gian khổ. Mỗi một chuyện cười khuếch khoác là một điểm sáng chói, soi tỏ chuỗi ngày làm việc cơ cực của người dân. Dù họ còn lam lũ, vất vả nhưng vẫn lạc quan, sống bằng tiếng cười sảng khoái theo ý mình. Được phóng khoáng, hào sảng như vậy thật vui vẻ biết bao, mà đâu phải làng quê nào cũng làm được.

Làng cười Kẻ Chối
Bắc Giang có một làng nói phô trương “nói khoe” là Cao Lôi (tục gọi là làng Kẻ Chối).

Làng cười Kẻ Xe
Bắc Giang lại có một làng nói bài bác “nói giễu” là Khả Lý (tục gọi là Kẻ Xe).

Làng cười Nội Hoàng
Nội Hoàng là làng cổ bên bờ nam sông Thương, huyện Yên Dũng. "Nói tức" của Nội Hoàng còn được truyền nhiều trong những câu chuyện cổ. Người dân Nội Hoàng rất tự hào khi kể về lịch sử "nói tức" của làng. "Nói tức" ở đây chủ yếu là gây tiếng cười vui vẻ, dù nghe "tức" lắm nhưng ai cũng phải bật cười và không thù hằn.

Làng cười Tiên Lục
Dân làng Tiên Lục cần cù chịu khó, những câu truyện cười thường có nội dung tâm lý hồn hậu. Truyện cười ngắn, đơn gian, hầu hết chỉ là phóng đại nhưng ít yếu tố bất ngờ, chủ yếu nói về nghề dệt vải với câu dâu con tằm...

Lão Đồng Nát




Xem thêm